Back to top

Chương trình đào tạo ngành công nghệ KT -Cơ Khí

  • GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

    I.        SƠ LƯỢC:

    Nghề cơ khí có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các công cụ lao động, công cụ sản xuất. Trải qua các thời kì phát triển, công cụ lao động, công cụ sản xuất ngày càng tinh vi, hiện đại đáp ứng cho nhu cầu sản xuất liên tục với số lượng lớn. Cơ khí đã góp phần quan trọng vào sự phát triển và tiến bộ xã hội trong lịch sử và cả thời đại ngày nay. Nghề cơ khí còn tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu đời sống hàng ngày, tham gia vào công trình xây dựng, cổng, cửa, vật dụng nhà bếp…

    Ngành Kỹ thuật cơ khí là ngành tham gia trực tiếp chế tạo, sản xuất các thiết bị sản phẩm cơ khí. Với nhiều người, công việc của ngành cơ khí luôn liên quan đến sắt thép, liên quan đến các công việc gia công bằng tay như tiện, phay, hàn, bào…. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ, công việc ngành cơ khí được chuyên môn hóa, nhiều công việc cơ khí mà người làm việc gần như không tham gia vào tiện, phay, bào, hàn.

    Cơ khí là ngành có lịch sử lâu đời, chiếm phần lớn trong cơ cấu hoạt động kinh tế xã hội. Ngành cơ khí tham gia vào một dải khá rộng các công việc sản xuất bao gồm từ khâu khai khoáng, hình thành vật liệu, gia công các thiết bị, chế tạo máy móc, và điều hành hệ thống sản xuất công nghiệp.

    II. NỘI DUNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

    1 Đặc trưng của ngành:

              Trước đây để gia công một sản phẩm, người thợ phải lấy nguyên liệu, gia công bằng tay trên các máy móc nửa thủ công như máy tiện, máy phay, máy bào, máy hàn… Hiện nay công việc gia công đã được tự động hóa bằng các máy gia công hiện đại (máy CNC), công việc của người thợ chỉ còn là đứng máy nhấn nút, lập trình gia công… Lập trình gia công là một công việc quan trọng khi thực hiện trên các máy gia công tự động CNC, các công việc trước đây như lấy vật liệu (phôi), tiện, phay đều được máy tự động thực hiện một cách chính xác theo chương trình đã được lập trình.
               Công việc thiết kế trước đây phải thực hiện bằng việc vẽ các bản vẽ bằng tay, ngày nay đã có sự hỗ trợ của máy tính với các chương trình chuyên hỗ trợ cho việc thiết kế cơ khí. Việc thiết kế cơ khí trên máy vi tính với sự hỗ trợ của phần mềm được gọi là CAD, CAD cho phép xây dựng được những bản vẽ có độ phức tạp cao. Người kỹ sư cơ khí hiện nay luôn phải biết về CAD. 
                 Một bước tiến cao hơn trong ngành cơ khí là công nghệ CAD/CAM/CNC, tạo thành một quy trình khép kín từ khâu thiết kế đến khâu chế tạo sản phẩm bằng các máy móc gia công hiện đại.
                Với những công nghệ như trên, ngành cơ khí ngày càng đóng góp tích cực để sản xuất ra các thiết bị, máy móc, sản phẩm cơ khí có độ chính xác cực cao, độ bền tốt.

    2. Môi trường làm việc
    Đó chính là xưởng cơ khí với nhiều loại máy khác nhau như máy tiện, máy phay, máy hàn, máy cắt kim loại, máy mài (dao tiện, dao hàn…), các đống kim loại chờ cắt thành phôi, các loại rác kim loại trong quá trình gia công, dầu mỡ, tiếng máy, khói hàn, đầu nhớt…

    Việc gia công đòi hỏi sự tỉ mỉ, đôi khi cần vận dụng lực và sức khoẻ để có thể gia công được sản phẩm.

    III. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

    1. Ý nghĩa kinh tế – chính trị – xã hội : Việt Nam đang tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu của nghề cơ khí trong tương lai còn tăng cao hơn. Thị trường lao động cơ khí có tay nghề cao đang cạnh tranh rất khốc liệt bởi đơn vị nào cũng cần.

    2.Cơ hội nghề nghiệp và vị trí lao động:

    Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2012 – 2015 thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy lại đứng đầu, chiếm tỷ lệ 28% nhu cầu lao động. Vì vậy, cơ hội việc làm của ngành này rất lớn.

     Thuận lợi lớn của ngành này là có thể học nghề nhanh trong vòng 1.5 năm đến 2 năm là đã có thể tham giao lao động nghề nghiệp. Việc học không đòi hỏi tư duy nhiều, mà cần chăm chỉ luyện tập và nhanh nhạy trong các thao tác. Điều này thuận lợi cho rất nhiều thanh niên cần học để có việc ổn định kiếm nguồn thu nhập.

    – Công nhân cơ khí đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, trong công việc phải cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, có ý thức trách nhiệm với sản phẩm mình làm. Sinh viên mới ra trường thường yếu chuyên môn, ít có tâm huyết để nỗ lực phát triển chuyên môn, vì vậy hơi khó khăn trong giai đoạn đầu.

    Có thể tham gia lập trình gia công máy CNC
    – Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình
    – Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố
    – Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, và giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó
    – Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu…