Back to top

Giới thiệu Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô

  • GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

    I. SƠ LƯỢC:

    Ngành công nghiệp sản xuất ô tô ở nước ta ngày nay đang là 1 ngành hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển ngành công nghiệp này sẽ là động lực và sức mạnh để giúp đất nước hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa và trở thành một nước phát triển. Sự ảnh hưởng của nó đến các ngành công nghiệp khác là rất đáng kể và thể hiện là một trong những ngành xương sống của nền kinh tế. Việc đi sâu vào phát triển ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ứng dụng khoa học công nghệ và mở cửa hội nhập là những điều kiện tiên quyết để có một ngành công nghiệp sản xuất ô tô vững chắc. Phát triển ngành công nghiệp này sẽ cho phép đất nước tiết kiệm được những khoản ngoại tệ đáng kể dành cho nhập khẩu, cũng như phát huy được một số thế mạnh nổi trội hiện nay, như chi phí cạnh tranh của nguồn nhân lực

    II. NỘI DUNG CỦA NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG

    1. Đặc trưng của ngành

    – Kiến thức cơ sở ngành: Kết hợp kiến thức nền tảng về ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô: Hình họa và vẽ kỹ thuật, công nghệ vật liệu, cơ học ứng dụng, nguyên lý máy, chi tiết máy, kỹ thuật điện – điện tử, dung sai – kỹ thuật đo, auto CAD, thuỷ lực đại cương.

                    – Kiến thức chuyên ngành: Vận dụng được kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô: Động cơ đốt trong, lý thuyết ô tô, công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ôt ô, tổ chức hoạt động sản xuất và kinh doanh, an toàn và môi trường công nghiệp.

    2. Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô:

    – Lập được các quy trình công nghệ bảo dưỡng sửa chữa tổng thành động cơ ôtô, điện ôtô, gầm bệ ôtô và xe máy.

    – Khai thác, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa được các thiết bị Nâng hạ, thiết bị kiểm định và thiết bị thí nghiệm ôtô xe máy trong ngành công nghệ kỹ thuật ôtô.

    – Lắp ráp được các trạm bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa ôtô xe máy.

                    – Xây dựng được kế hoạch, lập dự án phát triển sản xuất và tham gia tổ chức, điều hành và chỉ đạo sản xuất các trang thiết bị công nghệ ôtô và một số các hoạt động kỹ thuật liên quan.

                    – Tính toán, thiết kế, chế tạo, lắp ráp được 1 số các sản phẩm cơ khí ô tô.

                    – Tiếp nhận và thực hiện chuyển giao công nghệ về cơ khí sửa chữa ôtô.

                    – Sinh viên có khả năng thu thập xử lý thông tin, phân tích các yêu cầu giới hạn mục tiêu thiết kế qua các điều kiện ràng buộc. Cung cấp kỹ năng phân tích, mô tả công việc thiết kế, chế tạo hay giải quyết một nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể dựa trên các tài liệu, bản vẽ hoặc mô hình thực tế.

                    – Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn liên quan đến ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô.

    III. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

    1. Ý nghĩa kinh tế – chính trị – xã hội

    Công nghệ kỹ thuật Ô tô góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

    2. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

    Sau khi tốt nghiệp học viên có thể:

    – Đảm nhận các công việc sửa chữa vận hành, bảo trì bảo dưỡng về các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật ôtô, xe máy và các thiết bị động lực trong các công ty, nhà máy, các xí nghiệp.

                    – Làm việc trong phòng kỹ thuật trong các công ty, nhà máy, các xí nghiệp thuộc chuyên ngành công nghệ ô tô.

    – Đảm nhận vai trò kỹ thuật viên các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghệ ô tô.

                    – Giảng dạy các môn học thuộc ngành công nghệ ô tô trong các cơ sở dạy nghề và các trường phổ thông.