Back to top

Giới thiệu Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ – Điện tử

  • GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ

    I.        SƠ LƯỢC:

    Mỗi ngành như cơ khí, điện tử, tin học đều có nền tảng khoa học vững chắc và tạo ra các sản phẩm đặc trưng riêng. Tuy nhiên, yêu cầu của thời đại đặt ra yêu cầu cao hơn về cách hoạt động của máy móc, yêu cầu máy móc cần phải gọn nhẹ hơn, linh động hơn, uyển chuyển hơn và thông minh hơn. Các kỹ sư cơ khí không thể làm máy móc thông minh hơn, trong khi những kỹ sư tin học có thể tạo ra trí thông minh nhân tạo nhưng họ không biết về cơ khí, những kỹ sư điện tử có thể kết nối và điều khiển tín hiệu, nhưng họ không thể kết nối giữa trí thông minh nhân tạo để điều khiển thiết bị cơ khí. Chính yêu cầu này đã hình thành nên ngành Cơ Điện tử để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng các yêu cầu đặt ra trên cơ sở phối hợp nền tảng sẵn có của các ngành với nhau.

    II. NỘI DUNG CỦA NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ:

    2.1 Đặc trưng của ngành:

    Cơ Điện tử (Mechatronics) là một chuyên ngành mới được hình thành trong thời gian gần đây. Các hệ thống công nghệ trước đây chủ yếu hoạt động trên các kết cấu cơ khí thuần túy kết với với các mạch điện tử điều khiển đơn giản, các hệ thống này vận hành để đáp ứng một số thao tác cơ bản. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất đòi hỏi có một công nghệ cao uyển chuyển, linh hoạt, thông minh hơn các công nghệ trước đây, chính vì vậy Cơ Điện tử ra đời.

    Nhiều định nghĩa về Cơ Điện tử khác nhau đã được nhiều nhà khoa học và công nghệ đưa ra với các cách nhìn và quan điểm khác nhau. Tuy vậy một nét chung nhất được thừa nhận và cũng là bản chất của Cơ Điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”. Sự liên kết cộng năng này mang lại nhiều cơ hội và không ít thách thức cho sự phát triển của chính Cơ Điện tử. Hay có thể hiểu một cách giản đơn: Cơ Điện tử về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử và tin học.

    2.2 Đặc trưng về sản phẩm Cơ Điện tử:

    Bất kỳ sản phẩm Cơ Điện tử nào cũng có bộ phận cơ khí (khung sườn, bánh xe, mô tơ…), cần có hệ thống điện truyền – nhận thông tin và các chương trình hoạt động được lập trình trước đó. Như vậy, Cơ Điện tử về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử và tin học.

    2.3 So sánh ngành Cơ Điện tử và các ngành khác:

    Điểm khác biệt của Cơ Điện tử so với các ngành khác: mỗi ngành như cơ khí, điện tử, tin học đều có nền tảng khoa học vững chắc và tạo ra các sản phẩm đặc trưng riêng. Tuy nhiên, với khả năng am hiểu về cơ khí, điện tử, tin học, và các công nghệ hiện đại… người kỹ thuật viên Cơ Điện tử đưa vào các sản phẩm cơ khí hệ thống điều khiển linh hoạt bằng điện tử và thông qua hệ thống điện tử, kết nối với hệ thống xử lý thông tin – trí thông minh nhân tạo để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

    III. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ:

    3.1 Ý nghĩa kinh tế – chính trị – xã hội:

    Cơ Điện tử góp phần phát triển các hệ thống sản xuất theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm được chế tạo và sản xuất trong nước. Cơ Điện tử góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

    3.2 Sự phát triển của lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay:

    Điện tử được xác định là một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển khoa học – công nghệ của Việt nam hiện nay và trong thời gian tới. Chính vì vậy, Cơ Điện tử ngày càng mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng. Và trong thời gian ngắn, Cơ Điện tử đã thu được nhiều thành quả nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm.

    3.3 Cơ hội nghề nghiệp và Vị trí lao đng:

    Hiện nay ngành Cơ Điện tử đang được đầu tư phát triển và khả năng ứng dụng của Cơ Điện tử vào công nghiệp sản xuất là rất rộng, do đó người thuộc chuyên môn Cơ Điện tử có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.

    Kỹ thuật viên Cơ Điện tử phải nắm bắt được các thành phần thuộc các lĩnh khác như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ cao… và quan trọng hơn là biết cách phối hợp giữa các thành phần để thiết kế lên một hệ thống tương tác hoàn chỉnh. Và với những kiến thức và kỹ năng đó người kỹ thuật viên Cơ Điện tử có thể đảm nhận thiết kế xây dựng các sản phẩm Cơ Điện tử với các vị trí công việc liên quan như: thiết kế cơ khí, thiết kế điện tử, thiết kế bộ điều khiển trung tâm, xây dựng chương trình hoạt động thông minh…

    Kỹ thuật viên Cơ Điện tử có kỹ năng và kiến thức để thiết kế và xây dựng quy trình sản xuất tạo ra các sản phẩm tự động thông minh. Ví dụ: các robot thông minh, máy giặt thông minh, xe hơi thông minh.

    Kỹ thuật viên Cơ Điện tử tham gia xây dựng các thuật toán sản xuất trong các nhà máy sản xuất, các thuật toán này được chuyển thành cá lệnh lập trình qua các ngôn ngữ sử dụng như PLC, vi điều khiển…

    Xác định và lắp đặt các thiết bị kỹ thuật phù hợp trên hệ thống sản xuất tự động.

    Ngoài công việc chuyên môn như trên, người Kỹ thuật viên Cơ Điện tử còn có thể thích ứng vào công việc của các lĩnh vực cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ cao… chẳng hạn như: điều hành và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm, vận hành và điều hành hoạt động của các thiết bị công nghệ tự động…