Back to top

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Thiết bị Y tế

  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 609/QĐ-TCCNHN
    Ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Hiệu trưởng Truờng Trung cấp Công nghiệp Hà Nội

    Tên ngành                : CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT THIẾT BỊ Y TẾ
    Mã ngành                  : 42510309
    Trình độ đào tạo      : Trung cấp chuyên nghiệp
    Đối tượng tuyển sinh        :    
    – Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương.
    – Tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương có bổ sung văn hoá trung học phổ thông theo Quyết định của Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành.
    Số lượng học phần đào tạo     : 31  
    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp    : Bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp
    1. Mục tiêu đào tạo
    1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
    – Kiến thức:
    + Trình bày được chức năng, cấu tạo cơ bản của các thiết bị y tế;
    + Giải thích được nguyên lý hoạt động của thiết bị y tế;
    + Xác định được giải pháp kỹ thuật bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa thông thường thiết bị y tế;
    + Xác định được nhiệm vụ an toàn lao động và vệ sinh môi trường
    –  Kỹ năng:
    Thành thạo trong các công việc của ngành kỹ thuật thiết bị y tế:
    + Lắp đặt, thao tác đúng quy trình vận hành thiết bị;
    + Lập kế hoạch và thực hiện các công việc bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ;
    + Phát hiện được một số sự cố và sửa chữa được hư hỏng thông thường;
    + Theo dõi nhật ký tình trạng hoạt động của thiết bị.
    1.2. Chính trị đạo đức, thể chất quốc phòng
    – Chính trị đạo đức: Phát triển toàn diện
         + Phẩm chất chính trị, hiểu biết xã hội;
         + Đạo đức và lương tâm nghề nghiệp;
         + Ý thức tổ chức kỷ luật lao động;
         + Kỹ năng sống tự lập;
         + Trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
    – Thể chất quốc phòng
    + Đủ sức khoẻ để đảm đương các công việc trong môi trường làm việc theo quy định, có hiểu biết về phương pháp rèn luyện sức khoẻ;
    + Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

    2. Danh mục học phần đào tạo bắt buộc, thời gian thực hiện; Đề cương chi tiết chương trình học phần đào tạo bắt buộc.
    2.1. Danh mục học phần đào tạo bắt buộc

    2.2. Đề cương chi tiết các học phần đào tạo bắt buộc
    (Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1A)

    3.  Hướng dẫn sử dụng chương trình khung trình độ TCCN để xác định chương trình học.
    3.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho học phần đào tạo tự chọn
    – Thời gian đào tạo các học phần tự chọn: năm học thứ 2
    – Thời gian thực học tự chọn:  450h
    – Số học phần tự chọn cần tích luỹ: 10 học phần. Trong đó:
    + 6 học phần thực hiện trong học kỳ III
    + 4 học phần thực hiện trong học kỳ IV
    3.2. Hướng dẫn xác định danh mục các học phần đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian; đề cương chi tiết chương trình cho học phần đào tạo tự chọn
    3.2.1. Danh mục học phần đào tạo tự chọn và phân bổ thời gian thực hiện


    3.2.2. Đề cương chi tiết chương trình học phần đào tạo tự chọn
                     (Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 2A)

    3.3. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của học phần đào tạo bắt buộc
    •    Học phần đào tạo bắt buộc được cấu trúc gồm:
    –    Các học phần chung
    –    Các học phần đào tạo bắt buộc
    –    Thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp
    •    Các môn học chung được giảng dạy theo chương trình quy định chung của  Bộ giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
    •    Các học phần đào tạo bắt buộc gồm 2 phần:
    Phần 1. Các học phần kỹ thuật cơ sở
    Phần 2. Các học phần chuyên môn nghề nghiệp.
    –    Các học phần kỹ thuật cơ sở được phân bổ theo đúng năm học, học kỳ đã quy định theo chương trình khung, nhằm trang bị hệ thống kiến thức, kỹ năng cơ sở cho học sinh để có đủ năng lực tiếp thu các học phần chuyên môn và các học phần tự chọn.
    –    Các học phần chuyên môn nghề nghiệp giảng dạy sau khi học sinh đã được trang bị đủ các học phần kỹ thuật cơ sở. Phân bổ thời gian giảng dạy theo chương trình khung đã quy định, nội dung gồm 3 phần:
    + Giảng dạy lý thuyết
    + Thực tập tại các phòng/xưởng thực hành của nhà trường/cơ sở đào tạo
    + Thực tập tại các bệnh viện, các cơ sở y tế và các công ty thiết bị y tế.
    –    Các học phần tự chọn có thể phân bổ giảng dạy xen kẽ với các học phần chuyên ngành.
    –    Thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp được thực hiện vào cuối khoá học:
    + Kết thúc thời gian thực tập tốt nghiệp, học sinh phải thực hiện 1 báo cáo thực tâp tốt nghiệp để đánh giá kết quả
    + Nội dung thi tốt nghiệp do hiệu trưởng quy định.

    3.4. Hướng dẫn xây dựng đề cương chi tiết chương trình học phần đào tạo tự chọn
    – Các học phần tự chọn mục 4.2 được trường/cơ sở đào tạo nghề thiết kế linh hoạt theo một trong hai hướng sau:
    + Chọn lựa các học phần đào tạo chuyên sâu theo từng chuyên ngành;
    + Chọn lựa các học phần đào tạo diện rộng theo đa chuyên ngành.
    Đảm bảo yêu cầu phát triển năng lực của học sinh sau khi tốt nghiệp và nhu cầu của các cơ sở sử dụng lao động.
    – Học sinh tự lựa chọn chương trình học tập trong danh mục các học phần đào tạo tự chọn (Theo thiết kế chương trình học phần đào tạo tự chọn cụ thể của từng trường/cơ sở đào tạo nghề) để tích luỹ đủ số giờ học phần tự chọn như đã quy định.
    – Học sinh được đăng ký học học phần tự chọn Số 3, sau khi đã kết thúc học phần tự chọn Số 2. 
    – Đầu khóa học học sinh được thông báo danh mục, kế hoạch các học phần bắt buộc và tự chọn để học sinh chủ động lựa chọn

    3.5 Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc học phần đào tạo chuyên nghiệp và hướng dẫn thi tốt nghiệp.
    3.5.1. Kiểm tra hết học phần

    – Tất cả các học phần đều được thực hiện kiểm tra khi kết thúc nội dung chương trình theo quy định.
    – Điều kiện dự kiểm tra kết thúc và điểm tổng kết học phần được áp dụng theo quyết định số 40/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
    – Hình thức kiểm tra hết môn:
    + Lý thuyết:    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm;
    + Thực hành:  Vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.
    – Thời gian kiểm tra
    + Lý thuyết:    Kiểm tra (60 – 120 phút)
    + Thực hành:    Kiểm tra (4-8h)       

    3.5.2. Thi tốt nghiệp
    Điều kiện và đối tượng dự thi tốt nghiệp khi kết thúc khoá học được áp dụng theo quyết định số 40/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.

    3.7. Các chú ý khác
    – Một số nội dung của học phần hoặc một số học phần có thể được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thực tế và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, sự tiến bộ của khoa học các cơ sở đào tạo.
    – Tài liệu tham khảo để xây dựng chương trình các học phần trong chương trình khung là tài liệu cho giáo viên và người học có thể sử dụng để giảng dạy, học tập.
    – Tuỳ theo điều kiện của nhà trường/cơ sở đào tạo, các học phần đào tạo chuyên nghiệp có thể tách riêng rẽ phần lý thuyết và thực hành hoặc có thể đào tạo đan xen các bài lý thuyết với bài tập thực hành.
    – Các cơ sở thực tập ngoài trường đào tạo nghề kỹ thuật thiết bị điện tử bao gồm: các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, tỉnh (thành), trung ương; các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (thành),  trung ương có đầy đủ trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh được Bộ Y tế quy định, có phòng vật tư kỹ thuật (hoặc tương  đương) với đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ khả năng hướng dẫn thực tập; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế của Việt Nam hoặc nước ngoài có đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ khả năng hướng dẫn thực tập.